TẶNG PHỤ HUYNH CÓ CON SẮP VÀO LỚP 1
CÁCH DẠY CON ĐÁNH VẦN TIẾNG VIỆT
Khi con chuẩn bị bước vào lớp 1 tiểu học, ba mẹ nên dạy con học đánh vần để giúp con sớm thích nghi với môi trường học tập tốt hơn. Vậy cách dạy con đánh vần tiếng việt như thế nào là đúng cách và hiệu quả? Dưới đây là 3 cách dạy con đánh vần tiếng Việt tại nhà, ba mẹ cùng tham khảo nhé.
1. Phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái Nhiều bậc phụ huynh dễ nhầm lẫn giữa tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái. Ví dụ: Chữ “n” tên gọi là “en-nờ”, âm đọc là “nờ”. Chữ “đ” tên gọi là “đê”, âm đọc là “đờ”.
2. Cách đánh vần 1 tiếng 1 tiếng thường có đầy đủ 3 phần: âm đầu – vần – thanh. Có tiếng có thể không có âm đầu nhưng bắt buộc phải có vần – thanh. Cách đánh vần như sau: đánh vần theo từng phần trong 1 tiếng, sau đó ghép âm đầu với vần và thanh để tạo nên một tiếng. Ví dụ: Tiếng “cá” có âm đầu là “c”, vần “a”, thanh “sắc”. Đánh vần: cờ – a – ca – sắc – cá. Ví du: Tiếng “gia” có âm đầu là “gi”, vần “a”, thanh “ngang”. Đánh vần: gi – a – gia.
3. Cách dạy con đánh vần tiếng Việt hiệu quả - Dạy con làm quen mặt chữ, dấu câu Việc bé nhận biết mặt chữ và dấu câu sẽ giúp quá trình học đánh vần có hiệu quả tốt hơn. Ba mẹ hãy lựa chọn bảng chữ cái, thẻ chữ cái hoặc bộ chữ tượng hình có kèm hình ảnh và màu sắc sinh động, ngộ nghĩnh, để thu hút sự chú ý và kích thích thị giác của bé. Ba mẹ có thể dán bảng chữ cái lên vị trí bé dễ nhìn thấy trong phòng bé, để bé có thể quan sát thường xuyên. Thỉnh thoảng, mẹ hãy chỉ vào bảng chữ cái và hỏi bé “đây là chữ gì”, sau nhiều lần như vậy bé sẽ ghi nhỡ chữ cái một cách tự nhiên. - Dạy bé bắt đầu từ những vần đơn giản Trước khi dạy bé những chữ khó, ba mẹ hãy dạy bé từ những vần, những chữ đơn giản và quen thuộc với bé hàng ngày. Như: ba, mẹ, ông, bà, bá, cô, chú, bát, thìa… Khi bé đã thạo những từ đơn giản, ba mẹ hãy hướng dẫn bé đánh vần những từ khó hơn, từ dài. - Dạy bé bắt đầu từ những vần đơn giản - Kết hợp vừa học vừa chơi Vừa học vừa chơi là cách rất hiệu quả để bé hứng thú với việc học mà không cảm thấy chán nản. Những trò chơi giúp bé đánh vần mẹ có thể chơi với bé như trò ghép chữ, dán chữ thích hợp vào ô bị trống, chơi đồ hàng…
4. Những lưu ý khi dạy con đánh vần - Thời gian học không nên quá dài bởi bé dễ chán hoặc lâu dần sẽ sợ việc học. Mỗi lần dạy nên từ 10-15 phút, học ngẫu nhiên, lúc học nên kèm với bảng chữ cái. - Nên dùng những bảng chữ cái có hình ảnh và màu sắc sinh động để bé thích thú hơn. Những bộ chữ cái rời hoặc flashcard chữ cái sẽ giúp bé yêu thích việc học hơn. - Tạo không khí vui tươi, thoải mái để bé học. Khi thấy bé không chú ý, ba mẹ không nên ép bé, hãy để bé thoải mái và chủ động học đánh vần. - Khen ngợi và khuyến khích khi bé đánh vần đúng.
Ngoài ra, ba mẹ cần kiên nhẫn, vui vẻ và sáng tạo để bé yêu thích việc học hơn. Với cách dạy con đánh vần tiếng việt mà chúng tôi vừa giới thiệu trên đây, hy vọng bố mẹ đã tìm được cách phù hợp để giúp bé yêu của mình biết cách đánh vần nhanh và chính xác.
N. Sưu tầm